Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Làm tuyết rơi

1. Làm một cái flash mới (File > New). Chiều dài và chiều rộng thì theo ý muốn. Chỉnh 25fps ở trong frame rate. Làm cái màu của background hơi đậm để nhìn thấy tuyết trắng.
2. Vẽ một hình tròn dùng cái tool tròn bên tay trái. Cho cái hình thành màu trắng và xóa đi cái đường tròn ở ngoài. Vẽ cái hình tròn trên movie ở đâu cũng được.
3. Sau khi vẽ xong cái hình tròn, đổi nó thành movie clip dùng nút F8 (Insert > Convert to Symbol). Khi cái màn hình xuat hien, nhấn vào movie clip rồi nhấy OK.
4. Nhấn lên cái movie clip mới làm xong. Nhìn xuống góc trái và cho nó cái tên snow ở trong cái Instance Properties.
5. Bây giờ thì cho thêm code vào để làm tuyết rơi. Cho cái pointer lên trên movie clip rồi nhấy nút bên phải trên con chuột rồi nhấn lên Actions trông cái màn ảnh mới nổi lên.

Nhấn nút trái trên con chuột rồi select all và copy rồi paste cái actions dước đây vào trong Actions box: (chu y la phai chon expert action trong view options o goc phai tren cua action box)

onClipEvent (load) {
//specifies the size of the movie stage
movieWidth = 300;
movieHeight = 200;

//variables that will modify the falling snow
i = 1+Math.random()*5;
k = -Math.PI+Math.random()*Math.PI;

//giving each snowflake unique characteristics
this._xscale = this._yscale=50+Math.random()*100;
this._alpha = 75+Math.random()*100;
this._x = -10+Math.random()*movieWidth;
this._y = -10+Math.random()*movieHeight;
}
onClipEvent (enterFrame) {
//putting it all together
rad += (k/180)*Math.PI;
this._x -= Math.cos(rad);
this._y += i;
if (this._y>=movieHeight) {
this._y = -5;
}
if ((this._x>=movieWidth) || (this._x<=0)) {
this._x = -10+Math.random()*movieWidth;
this._y = -5;
}
}

6. Chỉnh con chuột vào frame 1 của movie rồi nhấn nút phải của con chuột rồi chọc Actions trong màn hình mới nổi lên. Copy and paste cái code dưới đây vào cái actions box mới nổi lên:
for (k=0; k<500; k++) {
duplicateMovieClip(_root.snow, "snow"+k, k);
}
k<50 : trong do 50 la so tuyet
7. Bây giờ các bạn có thế chỉnh số tuyết rơi, tóc độ, và địa điểm chử nào khi rơi xuống. Xin lưu ý mấy cái dấu khi chỉnh lại actions, nếu sai một cái dấu thì cái movie có thể không work.

**Chú dẫn:
1.) Cho cái chiều dài và chiều dọc của snow movie = flash movie thì chỉ cần cho tỷ số của movieWidth and movieHeight=width & height của main movie respectively. (thuong thi movieWidth nen lon hon cai width cua flash thi tuyet se roi khap ca flash)
2. Muốc chỉnh tốc độ của snow fall thì thay thế giá trị của line "i = 1+Math.random()*2;" có thể delete "1" or * number other than "2". Cái này sẽ đổi giá trị của trig function đễ cho từng mãnh tuyết rơi theo hình cosine/sine/tan khi graph.
3.) Nếu không muốn tuyết rơi xuống tận ở cạnh dưới của movie thì có thể chỉ bằng dùng y coordinate trừ khoảng cách từ cạnh dước của flash lên. Bạn sẽ dùng line " if (this._y>=movieHeight[b]-#'s]{
this._y = -5;
}
with #'s=distance from the bottom to where you want snowflakes to land on.
Hoặc làm theo cách này chạy có gió thổi
Trong bài này, tôi sẽ giải thích cách tạo một menu flash đơn giản trong flash 8 bằng cách sử dụng Action Script.

Bước 1

Mở một file Flash mới. Chọn Modify > Document (Ctrl + J). Thiết lập chiều rộng và cao cho file của bạn: 200 x 200px. Chọn màu nền là màu trắng, Frame rate là 26fps > kích OK.

Dùng công cụ Selection Tool (V), kích đúp vào tên layer 1 để đổi tên thành nó trong menu.

Bước 2

Chọn công cụ Line Tool (N), trong phần Properties Panel (Ctrl + F3) thiết lập các thuộc tính sau:

- Chọn màu #DCDCDC cho Stroke color

- Chọn loại đường kẻ là Solid với chiều dầy là 1

- Tích chọn Stroke hinting để bỏ sách các vết mờ ở góc khi vẽ

Sau đó, vẽ 4 dòng kẻ như hình dưới

Bước 3

Tạo nút đầu tiên cho menu bằng công cụ Text tool (T). Trong phần Properties Panel, chọn theo các lựa chọn sau:

- Chọn trường Static Text

- Chọn kiểu fone Trebuchet MS

- Chọn cỡ chữ 16

- Màu chữ là #9F9F9F

Sau đó nhập vào tên của từng nút

Bước 4

Sử dụng công cụ Line Tool (N) để vẽ “mũi tên” ở bên trái text menu như hình dưới.

Bước 5

Tạo các nút khác trong menu theo cách tương tự như tạo nút đầu tiên

Bước 6

Chọn button đầu tiên (trong ví dụ là “About Company”) và nhấn F8 (hoặc vào Modify > Convert to Symbol) để chuyển đổi nút đầu tiên sang dạng Movie Clip.

Bước 7

Vào Properties Panel, tại phần nhập vào button1 như hình dưới

Bước 8

Kích đúp vào Movie Clip vừa tạo với công cụ Selection Tool (V). Bạn sẽ vào chỉnh sửa trong Movie Clip.

Bước 9

Chỉ chọn phần “mũi tên”, nhấn Ctrl + X (Cut), tạo một layer mới, chọn nó và nhấn Ctrl + Shift + V (Paste in Place)

Bước 10

Trở lại layer 1 (layer text), chọn nó và nhấn tiếp F8 (Convert to Symbol) để chuyển đổi nó sang Graphic.

Bước 11

Chọn frame 15 và nhấn phím F6. Sau đó, kéo Graphic vừa tạo sang bên phải một chút, bạn nhớ giữ phím Shift trong quá trình kéo để không bị lệch.

Bước 12

Chọn công cụ Selection Tool (V), click một lần lên Graphic để chọn nó, mở Properties Panel (Ctrl + F3). Tại phần bên phải, bạn sẽ thấy mục Color. Chọn Tint với màu là #4183BF cho mục Color đó (như hình dưới).

Bước 13

Kích chuột phải vào bất cứ vị trí nào trong vùng màu tím nhạt giữa hai keyframe và chọn Create Motion Tween từ menu xuất hiện

Bước 14

Khóa layer 1, chọn layer 2, kích vào frame 15 và nhấn phím F6. Sau đó kéo “mũi tên” về phía phải một chút nữa (nhớ giữ phím Shift khi kéo)

Bước 15

Kích chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trong vùng màu tím nhạt giữa hai keyframe, chọn Create Motion Tween từ menu xuất hiện.

Bước 16

Trở lại scene chính (Scene 1), tạo một layer mới mở trên layer menu và đặt tên là IB1 (Invisibale Button 1). Sau đó, tạo Invisible Button lên trên nút đầu tiên. Xem hình dưới.

Bạn nào chưa hiểu rõ về Invisible Button hãy đọc bài Menu Flash Dọc đã đăng nhé ^_^

Bước 17

Chọn Invisible Button, nhấn phím F9 hoặc vào Window > Actions để mở Actions Panel. Sau đó đưa đoạn code ActionScript sau vào Actions panel:

on (rollOver) {
_root.mouse_over_button1 = true;
}
on (rollOut) {
_root.mouse_over_button1 = fstartlse;
}
on (release){
getURL("
http://zensoft.vn/");
}

Bước 18

Tạo một layer mới với tên là A.S (Action Script). Chọn frame đầu tiên và đưa vào đoạn script sau:

_root.button1.onEnterFrame = function() {
if (mouse_over_button1) {
_root.button1.nextFrame();
} else {
_root.button1.prevFrame();
}
};

Lưu ý: Nếu bạn nào muốn làm một đối tượng nào đó như tuyết rơi nhưng cần số lượng rơi ít hơn thì chọn đối tượng đó rôi f8 thành MC ,chọn snow phía dưới pro... tương tự như chấm tròn.(vd: mình làm cái thiệp noenl, phần chuyển quà online mình không chọn tuyết rơi như thường lệ trong thiệp nonel mà mình làm hàng loạt hộp quà to nhỏ rơi xuống,thấy nó thú vị hơn,hợp "gu" hơn)
Sau đó các bạn thay đổi các thông số để nó rơi như ý bạn muốn. Chúc các bạn thành công.


Tạo Nút Nhấn Khi Click Vào Mở Ra Bằng MacroMedia Flash

Thân chào tất cả các bạn, hôm nay chúng ta cùng thiết kế 1 nút nhấn khi click mouse vào sẽ mở ra menu và khi click thêm lần nữa sẽ đóng menu đó lại. Do Tôi nhận được khoảng 32 thư của bạn đọc đã hỏi tôi về menu và nút nhấn tạo ở MacroMedia Flash chính vì vậy Tôi đã tổng hợp 2 bài viết lại với nhau để trình bày cho tiện. Mong các bạn hãy chú ý thật kỹ những gì Tôi sẽ trình bày (Vì tôi vừa tạo vừa viết bài nên mức độ sai sót là rất ít). Nói tóm lại Tôi & Bạn cùng làm đó! Theo Tôi nghĩ bạn nên in ra rồi cầm trên tay vừa đọc vừa làm chứ bấm Alt + Tab chuyển qua chuyển lại rất dễ bỏ sót và dễ nhằm lắm.

Chạy chương trình MacroMedia Flash 5.0, bấm Ctrl + M chọn các kích thước như sau: (145 x 180)px, chọn màu nền gì thì tùy ý bạn thôi, ở đây tôi chọn màu xanh dương, không hiểu sao tôi lại nghiện cái màu này!

Mở Menu Window vào Common Libraries chọn Buttons, Bạn hãy gắp đại 1 nút nhấn nào đó ra thả vào vùng thiết kế, sau đó bạn hãy double click vào nút nhấn này, tiếp theo click mouse trái vào dưới Up, sau đó chọn TextTool(T), gõ vào chữ Open Menu (màu gì thì tùy bạn), click mouse trái vào dưới Over, chọn TextTool(T) gõ chữ Open, tương tự vậy down, gõ chữ Opening, còn Hit thì bạn click mouse phải vào dưới Hit chọn Remove Frames để bỏ đi.

Vậy Up, Over, Down là gì?

Up: là khi mouse ở bên ngoài nút nhấn.

Over: là khi mouse đưa vào nút nhấn.

Down: là khi mouse nhấn vào nút nhấn.

Có lẽ các bạn sẽ nói tôi nói như vậy là thừa, ai mà hỏng biết! Nhưng vì Tôi nhận khá nhiều câu hỏi về dạng này nên tiết gì mà không trình bày luôn.

- Bạn sẽ được như hình bên dưới:

- Nếu bạn muốn gán âm thanh vào khi ấn xuống thì hãy mở Menu Window vào Common Libraries chọn Sounds gắp âm thanh bạn thích thả vào dưới Down của thước.

- Click trái vào Scene 1 để trở ra. Tiếp theo bạn click mouse trái vào nút nhấn mở Object Actions nhập vào như sau, nếu không nhập được bạn hãy bấm Ctrl + E, nhưng bạn phải click mouse trái vào Object Actions khi đó mới bấm Ctrl + E nếu bạn để ngay nút nhấn thì lại là chỉnh sửa nút nhấn này cũng là Ctrl + E thì nó sẽ mở ra như hình trên đó à nghe!

on (press) {
gotoAndPlay ("Scene 2", 1);
}

Tiếp theo bạn click mouse trái vào dưới số 1 của thước mở Object Actions gõ vào như sau:

stop ();

Các bạn hãy để ý lúc này dưới số 1 của thước xuất hiện 1 chữ a nhỏ.

Ở đây có sự khác biệt giữa việc click mouse trái vào nút nhấn sau đó chọn Object Actions và việc click mouse trái vào dưới số 1 của thước và chọn Object Actions: Việc này bạn phải hiểu như thế này nếu tôi chọn dưới thước sau đó chọn Object Actions thì khi trình diễn sẽ phụ thuộc vào câu lệnh trong Object Actions, còn nếu tôi chọn nút nhấn sau đó chọn Object Actions thì khi trình diễn sẽ phụ thuộc vào việc tác động của mouse vào và cộng với câu lệnh sẽ thực hiện khi có sự tác động của mouse. Thật khó hiểu phải không bạn! (Bạn hãy mở lại bài viết Hỏi & Ðáp MacroMedia Flash trong bài Print thì bạn sẽ hiểu ngay mà).

Trong bài viết này Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lôi cho Scene 2 trình diễn khi tôi cần & có thể Scene 3, 4, 5,... đó là dùng đoạn code bên trên (gotoAndPlay("Scene 2", 1); ). Nhưng cách lôi các Scene này trình diễn không hay chỉ dùng cho những thiết kế nhỏ thôi, nếu các thiết kế lớn (hình ảnh, âm thanh nhiều) thì chỉ có chẻ nhỏ các file .swf ra sau đó lôi từng file vào là tối ưu nhất (cách này tôi đã trình bày trong các bài viết trước).

Bây giờ chúng ta trở lại Bạn hãy mở menu Insert chọn Scene. Bạn hãy tạo 1 nút nhấn giống như bên trên đã làm (Up, Over, Down: dòng chữ là Opening), click mouse trái vào dưới số 8 của thước bấm F5, click mouse trái vào dưới số 9 của thước bấm F6 xóa nút nhấn này đi thay vào bằng nút nhấn khác (kéo nút nhấn từ Library thả vào), lúc này Up: Close menu, Over: Close, Down: "khỏi gõ gì cả". Click mouse trái vào nút nhấn mở Object Actions gõ đoạn code như sau:

on (press) {
gotoAndPlay ("Scene 1", 1);
}

Click mouse phải vào Layer 1 chọn Insert Player, Bạn sẽ được Layer 2, click mouse trái vào Line Tool (N), Bạn hãy vẽ 4 cạnh hình chữ nhật như hình dưới (1), sau đó click mouse trái vào dưới số 3 của thước bấm F5 ở Layer 2, Click mouse trái vào dưới số 4 của thước bấm F6, xóa hình chữ nhật (1) đi và vẽ lại hình chữ nhật như hình (2), click mouse trái vào dưới số 6 của thước bấm F5, click mouse trái vào dưới số 7 của thước bấm F6, xóa hình (2) đi vẽ vào như hình (3), click mouse trái vào dưới số 8 của thước bấm F5, tiếp theo click mouse trái vào dưới số 9 của thước bấm F6, xóa hình số (3) đi và vẽ vào hình số (4) như hình minh hoa bên dưới:

Click mouse phải vào Layer 2 chọn Insert Layer, bạn sẽ được Layer 3, click mouse trái vào dưới số 9 của thước ở Layer 3 bấm F6, kéo 1 nút nhấn nào đó thả vào. Double click vào nút nhấn này và xóa đi nút nhấn và thay vào bằng chữ hay nói đúng hơn là thay vì dùng nút nhấn thì tôi dùng chữ (khi đưa vào chữ sẽ đổi màu), sau khi bạn gõ dòng chữ "Bùi Thanh Quang" vào nút nhấn đã xóa đi ở (Up, Over, Down, Hit). Bạn click mouse trái vào Scene 2 để trở ra, tương tự vậy bạn hãy làm các nút nhấn còn lại (Lê Hưng, Lê Hoàn) - Nếu bạn ghét 2 tên này thì thay bằng tên khác cũng được! (tất nhiên tạo mỗi nút nhấn bằng chữ này thì bạn phải Click mouse phải chọn Insert Layer cho từng nút nhấn tên này à nghe!)

Theo Tôi tính là khi bạn tạo đến Layer 5 là tạo tới nút nhấn của Anh Lê Hoàn rồi đó! còn cái Layer 6 thì bạn hãy bấm F6 ở chỗ số 9 dưới thước sau đó mở Object Actions gõ vào:

stop ();

Công việc còn lại là làm cho các nút nhấn này link đến các web site, Bạn hãy click mouse trái vào nút nhấn Bùi Thanh Quang, mở Object Actions chọn như hình sau:

Ở đây như bạn thấy URL: là nơi link đến web site mà bạn cần; Window: nơi bạn ấn định mở Frame của web ở đây tôi chọn _blank (bung trình duyệt khác), nếu Frame bạn đặt tên Tí, hay Tèo gì đó thì gõ vào đây; Variables: nếu địa chỉ của bạn link đến không phải là mail thì chọn là Don't send. Tương tự như vậy bạn hãy link cho các nút nhấn còn lại.

Công việc sau cùng là lưu lại (Ctrl + S), và có thể bấm F12 để nhúng thẳng vào trang web, hiển thị tại trình duyệt web của bạn được rồi đó.

Hiii xong rồi đó!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | 100 Web Hosting